BS CKI. Phạm Trần Đan Tâm

31 tháng 7 20224 phút

Đau bụng kinh - khi nào cần đi khám

Đã cập nhật: 5 tháng 6 2023

Đau bụng kinh là triệu chứng thường gặp, nhưng đôi khi lại bị ngó lơ vì nhiều lý do. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh, trong đó đau bụng kinh do co thắt cơ tử cung quá mức hay còn gọi là đau bụng kinh nguyên phát - triệu chứng thường gặp khoảng 50% bé gái tuổi dậy thì, 30 - 50% phụ nữ đang hành kinh. Đau bụng kinh nguyên phát đáp ứng tốt với điều trị bằng y học cổ truyền.


Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Trần Đan Tâm, chuyên ngành Y học cổ truyền, hiện là BS phụ khoa Y học cổ truyền, phòng khám đông y Tâm Đức.

1. Đau bụng kinh là gì

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, xảy ra trong thời gian hành kinh hoặc xung quanh thời gian hành kinh, mức độ đau từ nhẹ, trung bình đến nặng.

2. Vì sao đau bụng kinh

Tùy theo nguyên nhân mà đau bụng kinh được chia thành đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

  1. Đau bụng kinh thứ phát: nguyên nhân do bệnh lý vùng chậu như lạc nội mạc tử cung, bệnh tuyến cơ tử cung, viêm vùng chậu, nhân xơ tử cung… Những nguyên nhân này sẽ được BS phát hiện qua hỏi bệnh sử, thăm khám, làm một số cận lâm sàng hình ảnh như siêu âm, MRI

  2. Đau bụng kinh nguyên phát: sau khi loại bỏ các nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát, nguyên nhân còn lại là do co thắt cơ tử cung quá mức, chiếm hơn 50% bé gái dậy thì, 30 – 50% phụ nữ đang hành kinh.

Một số đặc điểm giúp phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát

3. Triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát

  • Triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát thường dữ dội nhất vào ngày đầu tiên, có thể kéo dài 2 – 3 ngày, sau đó giảm dần đi theo lượng máu kinh, các triệu chứng kèm theo có thể có như buồn nôn, nôn ói, đau đầu, ngất. Triệu chứng đau bụng kinh thường giảm đi sau khi sinh con.

  • Trong thời gian hành kinh, cơ thể phụ nữ nhạy cảm hơn, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, nếu trong thời gian này mà thường tiếp xúc với hàn (như gặp mưa, bơi lội, ăn đồ sống lạnh, uống trà sữa, ...), sẽ tạo điều kiện cho hàn tà dễ xâm nhập, tính của hàn lại co thắt, dễ gây đau bụng kinh nhiều hơn.

  • Đau bụng kinh chỉ là một trong những biểu hiện bất thường, các biểu hiện kèm theo khác như: kinh đến sớm hay đến trễ, kinh ngắn ngày hay kéo dài, lượng kinh nhiều hay ít, màu sắc kinh, máu cục kèm theo ±,…, và chính các biểu hiện kèm theo này sẽ góp phần giúp xác định nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát theo y học cổ truyền. Thường hiếm khi nào, tình trạng đau bụng kinh kéo dài nguyên nhân đơn thuần chỉ là Huyết ứ, mà là xen kẽ các tình trạng Khí hư, Huyết hư, Huyết ứ, Huyết hàn, bần Huyết, Tinh tổn.....

4. Đau bụng kinh – Khi nào cần đi khám

Vì đau bụng kinh chỉ là một trong những biểu hiện, và có nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh, cần thăm khám sớm để xác định nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Bệnh nhân đau bụng kinh nguyên phát đáp ứng tốt với điều trị bằng y học cổ truyền.

  • Điều trị đau bụng kinh nguyên phát không chỉ là điều trị giảm đau, mà còn là điều trị nguyên nhân gây đau. Điều trị đau bụng kinh là điều trị cá thể hóa, hướng đến tái lập lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

  • Châm hay cứu ấm một số huyệt đặc trị có tác dụng hành khí hoạt huyết trên mạch Xung, hay sơ Can, từ đó giảm đau bụng kinh nguyên phát.

  • Việc dùng thuốc sẽ thay đổi dựa vào thời gian chu kỳ kinh, sẽ có sự khác nhau giữa trong và ngoài kỳ hành kinh

  • Vì vậy, cùng trên một bệnh nhân, cùng một triệu chứng đau bụng kinh, tùy vào từng thời điểm sẽ sử dụng các bài thuốc, hay các vị thuốc liều lượng khác nhau, không nên tự ý sử dụng duy nhất một loại thuốc trong suốt thời gian dài.

  • Việc dùng thuốc cũng sẽ thay đổi tùy theo nguyên nhân, thể trạng từng người bệnh, nên cũng một triệu chứng đau bụng kinh, sẽ có sự khác nhau trong cách điều trị từng bệnh nhân.

Để được thăm khám trực tiếp, Quý bệnh nhân vui lòng gọi HOTLINE: 0345.22.33.19 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/pkdongytamduc

Tài liệu tham khảo

1. VG Padubidri, Shirish N Daftary, (2015), Shaw’s Textbook of Gynaecology, 16 edition, Elsivier.

2. Jerome F. Strauss III, Robert L. Barbieri, (2019), Yen & Jaffe's reproductive endocrinology, 8 edition, Elsivier.

3. You Zhao-ling, Jane Lyttleton, (2014), Gynecology in Chinese medicine, PMPH.

760
2