top of page

Thuốc thang

Đã cập nhật: 28 thg 12, 2021


1. Thuốc thang là gì?

Thuốc thang là một dạng thuốc cổ truyền (thuốc Đông y) gồm có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền kết hợp với nhau theo lý luận của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian được đóng gói theo liều sử dụng.


Thuốc thang được kê bởi bác sĩ Y học cổ truyền sau khi đã trực tiếp khám bệnh, chẩn đoán bệnh và biện chứng luận trị theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Việc kê đơn thuốc phải bảo đảm đúng loại thuốc, đúng liều lượng, phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh lý.


Thang thuốc Y học cổ truyền

2. Dùng thuốc thang có hiệu quả không?

Thuốc thang là nét đặc trưng và được sử dụng phổ biến trong điều trị bằng Y học cổ truyền với nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như:

  • Sử dụng linh hoạt được cho nhiều loại bệnh, hấp thu nhanh, tác dụng nhanh, phân liều hoàn chỉnh dùng trong ngày.

  • Dễ dàng điều chỉnh gia giảm theo diễn biến của người bệnh.

  • Dễ chế biến và sử dụng

Cần lưu ý: bài thuốc được cá thể hóa để phù hợp với từng người bệnh nên lưu ý không sử dụng đại trà, không tự ý sử dụng cho người bệnh khác có những triệu chứng bệnh tương tự. Người bệnh cũng nên thăm khám và cắt thuốc thang tại địa chỉ uy tín cung cấp thuốc có chất lượng cao, được bảo quản tốt và xuất xứ rõ ràng.


3. Cách sắc thuốc thang đúng


* Chuẩn bị:

- Ấm sắc thuốc: Nên dùng ấm sắc thuốc bằng sứ, gốm hoặc bằng nhôm, tránh dùng nồi bằng gang, sắt vì sẽ gây phản ứng hóa học không tốt với các thành phần của thang thuốc.


- Nước dùng để sắc thuốc: Dùng nước sạch để sắc thuốc. Lượng nước tùy theo lượng thuốc nhiều hay ít mà thường đổ nước ngập cách mặt thuốc 2 đốt ngón tay.


- Sơ chế các vị thuốc: Các vị thuốc đã được bào chế theo chỉ định. Dùng nước rửa sạch thuốc, giã dập các phiến thuốc, ngâm trong nước 30 phút trước khi sắc để giảm thời gian sắc thuốc mà chất lượng nước sắc tốt hơn.

+ Các loại thuốc là kim thạch (Thạch cao, Thạch quyết minh, Đại giả thạch,…), nhân của các hạt có vỏ cứng thường giã vụn trước khi sắc.

+ Các vị thuốc dạng bột không tan trong nước, các loại hạt nhỏ (Xa tiền tử, Tô tử, Đình lịch tử), các vị thuốc có lông (Tuyền phúc hoa, Tỳ bà diệp) dễ kích thích cổ họng khi lẫn vào nước thuốc được bọc vào túi vải riêng.


* Trình tự, kỹ thuật sắc thuốc:

- Trước tiên, cho lửa to để nhanh chóng sôi, sau đó, tùy theo mục đích điều trị, được chia thành hai cách:

+ Sắc thuốc phát tán: các loại thuốc này phần nhiều lấy khí, thường có chứa tinh dầu, dễ bay hơi nên được sắc một lần, đổ ít nước (mức nước vừa đủ ngập vị thuốc), dùng lửa lớn (vũ hỏa), đun sôi trong 20 phút.

+ Sắc thuốc bổ: các loại thuốc này phần nhiều lấy vị, cho nên được sắc 2 lần, sắc lâu để chất thuốc đủ thời gian để chiết hết. Trong lượt đầu tiên, đổ nhiều nước (mức nước ngập quá bề mặt thuốc khoảng 5- 6 cm, khoảng bốn bát nước), dùng lửa nhỏ (văn hỏa), đun sôi trong 120 phút, đến còn lại gần một bát. Sau đó sắc tiếp lần 2, cho khoảng hai bát nước sắc đến khi còn lại nửa bát. Hòa chung hai lượt thuốc với nhau để dùng.


-Thứ tự cho các loại thuốc vào sắc:

Đa phần các vị thuốc đều được cho vào sắc cùng một lượt, riêng một số vị thuốc sau có những đặc điểm riêng, cần chú ý khi sắc. Bác sỹ điều trị sẽ hướng dẫn cụ thể cho mỗi người bệnh:


+ Sắc riêng: thường là các vị thuốc quý hiếm để tránh hao hụt như Nhân sâm, Tam thất, Lộc nhung,..

+ Sắc trước: (1) các loại thuốc từ vỏ giáp xác của động vật, khoáng vật,…như Thạch quyết minh, Mẫu lệ, Long cốt, Qui bản, Thạch cao sống, Từ thạch, Sừng trâu; (2) hoặc các thuốc nhẹ, số lượng thuốc lớn (Lô căn, Mao căn, Trúc nhự, Hạ khô thảo) sắc trước, chắt lấy nước làm nước sắc.

+ Sắc sau: các loại thuốc có chứa tinh dầu, dễ bay hơi hoặc biến tính khi đun sôi quá lâu như Bạc hà, Mộc hương, Sa nhân, Bạch đậu khấu, Thanh hao, Hương nhu..

+ Hòa tan khi uống: (1) các vị thuốc tự nhiên dùng được trực tiếp (Mật ong); hoặc (2) các vị thuốc không tan trong nước, bay hơi hoặc mất tác dụng khi sắc (Mang tiêu, bột Quế, Trầm, bột Sa nhân, Chu sa, Ngưu hoàng, Hổ phách); hoặc (3) các dạng cao dùng được trực tiếp (A giao, cao Kê huyết đằng, cao Qui bản, cao Sừng hươu); hoặc (4) vị thuốc dễ tạo keo khi đun nóng (bột Mạch nha)


4. Thuốc thang tại phòng khám Đan Ngọc


Phòng khám Đan Ngọc đã được thành lập và cấp phép hoạt động từ từ năm 2016. Đội ngũ chúng tôi bao gồm những Bác sĩ Y học cổ truyền có nhiều năm kinh nghiệm. Bệnh nhân của chúng tôi sẽ được thăm khám kỹ lưỡng theo lý luận Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại từ đó kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể.


Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc y học cổ truyền

Bác sĩ điều trị tại phòng khám sẽ tư vấn, hướng dẫn cụ thể cách sắc và sử dụng thuốc tại nhà đúng cách. Đồng thời, trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân sẽ được theo dõi và chỉnh thuốc theo diễn tiến bệnh. các trang thiết bị, chất lượng thuốc đầy đủ đúng theo quy định của Bộ Y tế.


Chúng tôi cam kết về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ của các vị thuốc Y học cổ truyền tại phòng khám. Với quy cách đóng gói sạch sẽ đảm bảo vệ sinh và thiết bị trữ lạnh bảo quản thuốc đầy đủ đúng theo quy định của Bộ Y tế. Kho thuốc của chúng tôi được quản lý chặt chẽ, kiểm tra định kỳ, tuyệt đối không có tình trạng sử dụng thuốc quá hạn, thuốc chất lượng thấp cho bệnh nhân.

Sử dụng thuốc có chất lượng cao, được bảo quản tốt và có xuất xứ rõ ràng.

Phòng khám có hỗ trợ Sắc thuốc và đóng gói thuốc nước thành phẩm sẵn theo liều lượng cụ thể, tiện lợi sử dụng và tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân có nhu cầu. Quý bệnh nhân có thể lựa chọn tự sắc thuốc tại nhà hoặc sắc thuốc tại phòng khám.


Để được thăm khám trực tiếp, Quý bệnh nhân vui lòng gọi HOTLINE: 0345.22.33.19 hoặc đặt lịch hẹn trực tuyến TẠI ĐÂY

139 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários


bottom of page