Phụ nữ sau sinh vẫn thường hay được nghe nói về: sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong đó một số phụ nữ sau sinh gặp khó khăn trong vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ. Bài viết này sẽ giúp trả lời câu hỏi "Mẹ nên làm cách nào để có nhiều sữa cho con bú".
Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Trần Đan Tâm, chuyên ngành Y học cổ truyền, hiện là BS phụ khoa Y học cổ truyền, phòng khám Đông Y Tâm Đức.
1. Thành phần sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vậy trong sữa mẹ có những thành phần gì,
Sữa mẹ bao gồm chủ yếu các thành phần: chất béo, chất đạm, đường, các kháng thể tự nhiên, vitamin.
Sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng DÀNH RIÊNG CHO LỨA TUỔI, giúp trẻ dễ tiêu hóa, cũng như cung cấp các yếu tố miễn dịch, giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như: tiêu chảy, viêm da dị ứng, viêm đường hô hấp.
Thành phần và hàm lượng sữa mẹ thay đổi trong ngày, thay đổi trong mỗi cử cho bú, cử bú sau khác với cử bú trước, và bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn, cảm xúc của mẹ, cũng như độ tuổi, sức khỏe và nhu cầu bú của trẻ. Trong một cử cho bú, nồng độ chất béo sẽ tăng dần về cuối cử bú, từ đó giúp trẻ no lâu hơn khi bú trọn cử bú.
Với những tính chất trên giúp sữa mẹ trở nên đặc biệt, và khác với sữa công thức
2. Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ khác sữa công thức, và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp đem lại những lợi ích cho cả mẹ và bé.
Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ - Lợi ích đem lại cho bé
Giảm nguy cơ nhập viện
Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý: viêm dạ dày, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiểu, Đái tháo đường type I.
Tránh được tình trạng béo phì lúc còn nhỏ, tình trạng dị ứng.
Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ - Lợi ích đem lại cho mẹ
Cho con bú 12 tháng giúp mẹ giảm 4% nguy cơ ung thư vú, giảm 15% nguy cơ Đái tháo đường.
Cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, cứ mỗi 5 tháng bú mẹ tăng thêm, giảm được 9% nguy cơ ung thư buồng trứng.
Cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tỷ lệ mẹ có thai thấp.
Cho con bú hoàn toàn kéo dài trên 23 tháng giúp mẹ giảm 80% nguy cơ lạc nội mạc tử cung, tác dụng bảo vệ kéo dài được 5 năm kể từ lần sinh nở cuối cùng.
3. Làm cách nào để có nhiều sữa cho con bú
Một số phụ nữ sau sinh gặp khó khăn trong vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ, và thường tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi như "Mẹ ít sữa phải làm sao", "Làm cách nào để có nhiều sữa cho con bú". Sau đây, là 7 nguyên tắc giúp mẹ cải thiện lượng sữa:
Mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước sinh và sau sinh: mẹ có thể tham gia một số khóa học tiền sản để trang bị một số kiến thức, chuẩn bị tâm lý khi mang thai, tâm lý cho cuộc sinh nở, cho những thay về cảm xúc và thể chất sau sinh.
Tâm lý mẹ tự tin, thoải mái: sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tiết sữa
Tìm hiểu lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ: khi mẹ hiểu được lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ, sẽ có thêm động lực, tự tin và kiên trì hơn.
Trẻ bú sữa công thức sẽ no và tiêu hóa chậm hơn, từ đó số lần trẻ bú ít hơn, dẫn đến làm giảm lượng sữa mẹ tạo ra. Đồng thời, bổ sung sữa công thức dễ làm mẹ thiếu tự tin trong việc đủ sữa cho con bú. Vì vậy, không khuyến khích bổ sung sữa công thức, trừ khi có chỉ định của Bác sĩ.
Cho con bú sớm: ngoại trừ các trường hợp chống chỉ định, trong đa phần các trường hợp, mẹ cho con bú trong vòng 30 phút - 1h sau sinh. Ngày đầu tiên mới sinh, dạ dày của con bé như quả cherry, chứa khoảng 5 - 7 mL sữa.
Cho con bú thường xuyên: mẹ cho con bú theo nhu cầu, nên hút lượng sữa còn lại trong bầu ngực sau mỗi cữ bú, giúp tạo được nhiều sữa hơn trong cữ tiếp theo.
Cho con bú đúng cách
Tư thế cho con bú đúng cách: tư thế giúp cả mẹ và bé thoải mái, để từ đó bé ngậm bắt vú tốt và bú được trọn cữ.
Mỗi tư thế cho bé bú có ưu điểm riêng. Trong trường hợp mẹ sinh mổ, hoặc mẹ chưa phục hồi sau sinh, tư thế trái bóng hoặc tư thế nằm cho bé bú giúp mẹ thoải mái hơn, có thời gian nghỉ ngơi trong lúc cho con bú hơn.
Việc thay đổi giữa các tư thế cho bé bú giúp hút sạch lượng sữa từ các tiểu thùy ở các vị trí khác nhau, từ đó tránh được tình trạng tắc tia sữa hoặc viêm tuyến vú.
Cách ngậm bắt vú đúng: bé ngậm ti đúng sẽ có những biểu hiện
Cằm bé chạm vào vú mẹ
Miệng bé mở rộng
Môi dưới đưa ra ngoài
Quầng vú còn lại phía trên nhiều hơn phía dưới.
Bé bú bao nhiêu là đủ: một số người mẹ thường băn khoăn với câu hỏi "trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ", "bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ". Không có một con số giống nhau giữa tất cả các bé, tuy nhiên vào ngày đầu tiên mới sinh, dạ dày bé nhỏ như quả cherry, chứa được khoảng 5 - 7mL sữa, khi bé được 1 tháng, dạ dày bằng một quả trứng lớn chứa được 80 - 150mL sữa. Và một số dấu hiệu bé bú đủ sữa mẹ:
Trong cữ bú, bé thoải mái, ngậm bắt vú tốt, thỉnh thoảng nghe tiếng bé nuốt "ừng ực". Sau khi bú xong, bé thỏa mãn, tự nhả vú.
Bé bủ đủ thường ngủ yên 2 - 3 tiếng và tăng cân đều đặn.
Để được thăm khám trực tiếp, Quý bệnh nhân vui lòng gọi HOTLINE: 0345.22.33.19 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/pkdongytamduc
Bài viết có sử dụng Tài liệu tham khảo:
Jerome F. Strauss III, Robert L. Barbieri (2019), Yen & Jaffe’s Reproductive endocrinology, eighth edition, Elsevier.
Gabbe, Nieby (2017), Obstetrics normal and problem pregnancies , seventh edition, Elsevier.
F. Gary Cunningham (2014), Williams Obstetrics 24th edition, Mc Graw Hill Education.
Comments