top of page
Ảnh của tác giảĐông y Tâm Đức

8 gợi ý giúp khắc phục rối loạn tiêu hóa sau tết dành cho người lớn tuổi

Đã cập nhật: 25 thg 2

Tết là lúc mà các bữa ăn thay đổi đa dạng, khác biệt so với ngày thường, chế độ ăn uống tập trung vào các món ăn nhiều đạm, chất béo, đường và gia vị đậm đà, cay nóng; ít rau xanh và trái cây khiến cơ thể chúng ta phải tiêu thụ nhiều loại thực phẩm có phần "khó chịu". Bên cạnh đó, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn, ngủ muộn hơn do những đêm vui chơi cùng gia đình, thời gian nghỉ ngơi cả ngày hiếm hoi vì bận đi thăm viếng hay tiếp đón khách đến chơi.


Những nguyên nhân này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là cha mẹ của chúng ta và những người lớn tuổi trong gia đình, khi mà bộ máy tiêu hóa trong cơ thể không còn hoạt động quá tốt như những người trẻ thì càng dễ phát sinh những vấn để về tiêu hóa trong và sau dịp lễ Tết này.


Theo các chuyên gia về tiêu hóa, việc ăn quá nhiều có thể tạo áp lực lớn lên dạ dày, dẫn đến tình trạng trào ngược. Thêm vào đó, lượng thức ăn lớn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, và táo bón.


Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình, cũng như cho chính bản thân mình. Chúng ta cần phải hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết. Nhưng nếu không may hệ tiêu hóa của những người lớn tuổi trong gia đình bị "quá tải" và gặp "trục trặc" do những vấn đề đã nêu trên, thì bài viết sẽ gợi ý một số cách để có bạn có thể hỗ trợ họ lấy lại sự cân bằng sau Tết.


Ăn đủ rau xanh, trái cây tươi

Rau xanh và trái cây tươi đóng vai trò quan trọng trong một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp nhiều dưỡng chất mà cơ thể cần. Việc ăn nhiều rau quả tươi có thể giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch, và hỗ trợ quá trình làm việc của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc duy trì một chế độ ăn giàu rau xanh và trái cây cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.


Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, mỗi người nên tiêu thụ khoảng 480g - 560g rau quả mỗi ngày (tương đương từ 6 - 7 đơn vị rau quả, mỗi đơn vị là 80g rau quả sống, không tính phần thải bỏ như vỏ, hạt…). Trong đó, lượng rau nên là khoảng 240g - 320g mỗi ngày và lượng trái cây chín nên là 240g mỗi ngày. Đây là một cách hiệu quả để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp cơ thể lấy lại cân bằng sau Tết. Tuy nhiên, tình trạng ăn quá nhiều rau có xơ dài (rau muống, cải, xà lách, rau lang...) có thể gây táo bón ở người lớn tuổi, vì vậy chỉ nên ăn lượng rau vừa đủ, phù hợp.


Uống đủ nước mỗi ngày: có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ táo bón.


Hạn chế các thức ăn dầu mỡ

Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể gây cảm giác đầy bụng và khó tiêu, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài sau bữa ăn. Do đó, sau Tết, người lớn tuổi cần hạn chế tối đa sử dụng thức ăn chứa nhiều chất béo, như thực phẩm chiên nhiều lần và sử dụng nhiều dầu mỡ.


Tránh ăn thức ăn để lâu trong tủ lạnh

Trong dịp Tết, nhiều gia đình thường mua và tích trữ lượng lớn thực phẩm. Mặc dù nhiều người tin rằng việc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là an toàn, nhưng nên lưu ý rằng với nhiệt độ trong tủ lạnh, vi khuẩn có thể giảm hoạt động nhưng không thể bị tiêu diệt.

Bên cạnh đó, việc lưu trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là khi sử dụng thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh rồi đem ra hâm nóng nhiều lần.


Ăn thức ăn đã được nấu chín và dễ tiêu hóa

Việc ăn các món chưa nấu chín như tiết canh, thịt tái, nem chạo, nem chua, các loại gỏi, hàu sống, cá hồi sống,… có thể hấp dẫn vị giác nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm giun. Người lớn tuổi thường có tâm lý tiết kiệm, nên nếu các món ăn này dư ra có thể bỏ trong tủ đông và lấy ra sử dụng sau khi hết Tết. Do vậy bạn cần phải lưu ý đến vấn đề này.


Việc nấu chín thực phẩm không chỉ giúp chúng dễ tiêu hóa hơn mà còn tăng độ an toàn của thức ăn.


Hạn chế các chất kích thích trong dịp Tết

Việc lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, và nước ngọt có gas trong dịp Tết có thể làm tái phát hoặc làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản và hội chứng ruột kích thích.


Vì vậy, để ngăn chặn rối loạn tiêu hóa, quan trọng là cần hạn chế lượng chất kích thích, chỉ nên tiêu thụ chúng một cách hợp lý. Đặc biệt, người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh các đồ uống có gas.


Điều chỉnh lịch trình sinh hoạt về quỹ đạo

Trong những ngày Tết, thói quen sinh hoạt và ăn uống thường bị thay đổi. Việc thức khuya, ăn khuya, và bỏ bữa sáng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vì vậy khi hết Tết, hãy cố gắng điều chỉnh lịch trình sinh hoạt và ăn uống trở lại bình thường để giúp cơ thể duy trì đồng hồ sinh học và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ tiêu hóa.


Hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng men vi sinh và thuốc Đông y

Probiotics là các lợi khuẩn giúp cân bằng sự phát triển của vi khuẩn trong đường ruột. Lợi khuẩn này có trong các sản phẩm vô cùng quen thuộc như sữa chua, dưa cải bắp (chỉ nên ăn một lượng nhỏ dưa cải).


Kiện Tỳ tiêu thực cũng là một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi phòng khám Đông y Tâm Đức, chứa các thành phần tự nhiên có khả năng kích thích quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn. Điều này có thể giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng, và khó chịu sau khi ăn. Làm dịu dạ dày và các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, giúp cải thiện cảm giác đau tức thượng vị, ợ hơi ợ chua.


Với nếp sinh hoạt khoa học với việc ăn đúng bữa, đúng giờ với lượng thực phẩm lành mạnh, chất xơ vừa đủ sẽ giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn, các chất dinh dưỡng nhờ vậy mà được hấp thu một cách hiệu quả và hợp lý. Hãy nhớ rằng sức khỏe bắt nguồn từ lối sống lành mạnh, đặc biệt là chế độ ăn uống.


Nếu các vấn đề tiêu hóa của cha mẹ bạn hoặc những người lớn tuổi trong gia đình vẫn không cải thiện, hãy đến thăm khám ở các cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp và hiệu quả.


(Nguồn bài viết: Tổng hợp)

44 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commentaires


bottom of page