top of page
Ảnh của tác giảĐông y Tâm Đức

Các vấn đề sức khỏe thường gặp vào mùa lạnh và cách phòng tránh

Đã cập nhật: 25 thg 2

Tiết trời chuyển lạnh cũng là khoảng thời gian báo hiệu một mùa lễ hội lại đến. Thời điểm này vô cùng thích hợp để nghỉ ngơi, thư giãn và tận hưởng không khí trong lành. Tuy nhiên, thời tiết thay đổi, trời chuyển lạnh làm cho nhiều người dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa, da và cơ xương khớp,... Để có một mùa lễ hội khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc cùng gia đình, bạn cần biết những bệnh lý dễ gặp vào mùa lạnh và những cách phòng ngừa đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà.

Viêm mũi dị ứng

Đây là tình trạng viêm nhiễm mũi do phản ứng dị ứng với các chất kích thích như bụi, thời tiết lạnh, phấn hoa, lông thú, nấm mốc… Các triệu chứng thường gặp là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, mệt mỏi…


Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng, bạn nên:

  • Giữ ấm cơ thể.

  • Đeo khẩu trang để giữ ấm mũi, vệ sinh mũi thường xuyên.

  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau quả giàu vitamin C, E và omega-3.

  • Nếu triệu chứng nặng, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị.

Cảm lạnh

Đây là bệnh thường do virus gây ra. Các triệu chứng thường gặp là sốt nhẹ, ho, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh…


Để phòng ngừa cảm lạnh, bạn nên:

  • Mặc ấm, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.

  • Rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh.

  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau quả giàu vitamin C, nghỉ ngơi đủ.

  • Nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, bạn nên đi khám bác sĩ.

Đau cổ gáy do lạnh

Đây là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng và có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy. Nguyên nhân gây bệnh là do tà khí là phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm thấp) xâm nhập vào cân, cơ, kinh lạc gây nên tình trạng khí trệ huyết ứ.


Để phòng ngừa đau cổ gáy do lạnh, bạn nên:

  • Có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp, lựa chọn các bài tập vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân.

  • Cần có chế độ làm việc hợp lý, nên vận động và nghỉ giải lao khi ngồi lâu.

  • Có tư thế đúng khi ngồi đọc sách, học bài, đánh máy, cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu.

  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần ăn đủ chất, bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E…

  • Để điều trị đau cổ gáy do lạnh, bạn có thể áp dụng các phương pháp như điện châm, hào châm, xoa bóp bấm huyệt, giác hơi, thủy châm, cứu, dùng thuốc Đông y,...

Ngứa do lạnh (dị ứng với nhiệt độ lạnh - cold urticaria)

Đây là tình trạng da bị ngứa khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, không khí lạnh hoặc nước lạnh. Các triệu chứng gây ra là do phản ứng histamine để đáp ứng với các kích thích lạnh, bao gồm giảm nhiệt độ, không khí lạnh và nước lạnh. Các triệu chứng thường gặp là da bị sưng, đỏ, ngứa, nổi mề đay, đau, nóng rát ở những vùng tiếp xúc với lạnh.


Để phòng ngừa ngứa do lạnh, bạn nên:

  • Mặc quần áo ấm, sử dụng mũ, khăn quàng, găng tay… thêm để da càng ít tiếp xúc với môi trường lạnh càng tốt.

  • Kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm hoặc bơi. Tắm bằng nước ấm.

  • Không uống nước đá, nước quá lạnh, không ăn các món ăn lạnh như kem, đá xay…

  • Để điều trị ngứa do lạnh, bạn có thể dùng thuốc chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ, hoặc dùng các loại kem dưỡng ẩm, chống kích ứng cho da.

Rối loạn tiêu hóa do lạnh

Đây là tình trạng bệnh lý với các triệu chứng thường gặp là đau bụng từng cơn, ậm ạch bụng, khó tiêu, buồn nôn, thay đổi thói quen đi tiêu… Nguyên nhân gây bệnh là do khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp khiến lưu thông máu trong cơ thể kém hơn, vùng đường tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng dẫn đến thiếu máu nuôi. Ngoài ra, thời tiết lạnh còn làm giảm sự co bóp và chuyển động của ruột.


Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa do lạnh, bạn nên:

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng bụng, cổ, chân, khi ra ngoài hoặc trong nhà.

  • Chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn quá vội vàng, ăn quá nhiều trong một bữa, hạn chế ăn đồ chiên, xào, quá nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị.

  • Tránh tiếp xúc với nước lạnh hoặc không khí lạnh, như tắm bằng nước lạnh, uống nước đá, ăn đồ lạnh, đi bơi, đi mưa.

Đau bụng kinh do lạnh

Đây là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ vào những ngày hành kinh, khi thời tiết lạnh làm giảm lưu lượng máu đến tử cung, gây co thắt cơ tử cung. Các triệu chứng của đau bụng kinh do lạnh là đau quặn ở vùng bụng dưới từng cơn, có thể lan ra lưng hoặc đùi, đau nhiều hơn khi tiếp xúc với nước lạnh hoặc không khí lạnh.


Để phòng ngừa đau bụng kinh do lạnh, bạn nên:

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng bụng, cổ, chân, khi ra ngoài hoặc trong nhà.

  • Bạn nên tắm bằng nước ấm, uống nước ấm hoặc ăn đồ nóng, ở trong nhà và tránh gió lạnh.

  • Tập thể dục đều đặn, nhất là những bài tập nhẹ nhàng, giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, nâng cao sức đề kháng, như đi bộ, yoga, thở sâu, duỗi cơ,... Bạn nên tập thể dục vào buổi sáng hoặc chiều, tránh tập vào buổi tối hoặc khi đói bụng.

  • Sử dụng các phương pháp làm ấm vùng bụng, như chườm nóng, cứu ấm, xoa bóp, bấm huyệt, dùng thuốc Đông y,...

(Nguồn bài viết: Tổng hợp)

30 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Bình luận


bottom of page