Định nghĩa
Mỏm răng hay còn gọi là mỏm nha, là phần nhô ra của đốt trục. Gãy xương này có thể đe dọa tính mạng do lực tác động lên cấu trúc giải phẫu có vị trí nằm gần tủy hoặc thân não.
Liên quan giải phẫu
Đốt sống cổ C2 hay còn gọi là đốt trục, là một trong ba đốt sống có hình dạng không điển hình. Đốt trục có một mỏm răng hình dạng như một cái chốt mọc phía trên thân sống. Mỏm răng nằm phía trước tủy sống và nó có tác dụng như một cái trục để xoay đầu. Đốt sống cổ C1 - đốt đội, mang hộp sọ phía trên sẽ xoay trên trục này. Khớp sọ - sống giữa đốt đội C1 và đốt trục được gọi là khớp đội - trục. Các khớp sọ - sống phân biệt với các khớp cột sống khác nhờ việc chúng không có đĩa đệm; do đó chúng có tầm vận động rộng hơn so với phần còn của cột sống. Mỏm nha và cung trước của đốt đội được cố định với nhau bằng dây chằng ngang của đốt đội. Dây chằng này ngăn không cho C1 bị di chuyển ra trước và C2 di chuyển ra sau. Nếu có bất kỳ sự di lệch nào của cấu trúc này, tủy sống có thể bị tổn thương do gây hẹp ống sống. Các cấu trúc cũng không thể không nhắc đến đó là các dây thần kinh cổ, chúng đi qua bên trên và bên dưới đốt trục. Những dây thần kinh này rất quan trong đối với đầu cũng như hệ hô hấp (cơ hoành).
Dịch tễ học/ Nguyên nhân
Gãy mỏm răng chiếm 15% trong tống số các chấn thương cột sống cổ và là kiểu gãy xương phổ biến nhất của đốt trục. Có sự đa dạng ở đối tượng bệnh nhân vì gãy xương xảy ra ở người trẻ tuổi do chấn thương nặng (ví dụ tai nạn xe máy) và cả ở người lớn tuổi với các chấn thượng nhẹ (ví dụ té ngã). Cơ chế cơ bản của chấn thương là do ngửa cổ quá mức. Cơ chế khác có thể xảy ra như chấn thương đụng dập hoặc chấn thương do gập cổ quá mức.
Có 3 kiểu gãy mỏm răng khác nhau được đặc trưng bởi vị trí giải phẫu của đường gãy. Đây được gọi là phân loại Andersor and D’Alonzo. Gãy kiểu I rất hiếm khi xảy ra, kiểu II là phổ biến nhất.
Kiểu I: gãy phần chóp của mỏm. Tổn thương ổn định
Kiểu II: gãy qua gốc mỏm răng, tại vị trí mỏm răng tách ra từ thân đốt sống C2. Tổn thương thường không ổn định.
Kiểu III: gãy lan vào thân trục. Tổn thương thường ổn định
Triệu chứng:
Có thể mơ hồ như đau mỏi, cứng cổ, cơn đau âm ỉ hoặc có thể đến mức chóng mặt, đau dữ dội, phù, mất cảm giác, rối loạn tiêu tiểu (không kiểm soát, hoặc són). hoặc nặng hơn là liệt hoàn toàn chân và tay.
Bệnh có nguy hiểm không?
Tỷ lệ tử vong ở người lớn tuổi có thể từ 10 - 25 % trong 30 ngày đầu và lên đến 50% trong 1 năm tiếp theo nếu không được điều trị thích hợp
Thăm khám
Có thêm một phân nhóm nhỏ hơn của tổn thương kiểu II.
Gãy kiểu IIA thì di lệch rất nhỏ và có thể điều trị bằng cách cố định bên ngoài.
Gãy kiểu IIB thì có sự di lệch và thường điều trị bằng bắt vít phía trước.
Gãy kiểu IIC là gãy xương kéo dài từ trước dưới lên đến sau trên và được điều trị bằng dụng cụ nối C1-C2.
Việc đánh giá các bệnh đồng mắc cũng rất quan trọng vì chúng có thể ảnh hường đến điều trị. Bên cạnh đó, điều cũng không kém phần quan trọng là bệnh nhân cần được thăm khám chức năng thần kinh đầy đủ.
Quản lý
Trong y văn, cơ bản có 4 phương pháp điều trị đã được báo cáo, mỗi phương pháp đều trị đều có ưu và nhược điểm riêng. Về mặt ngoại khoa, 2 phương pháp điều trị đã được thảo luận là bắt vít phía trước và cố định C1-C2 phía sau. Về mặt bảo tồn, 2 phương pháp được lựa chọn báo cáo nhiều nhất là sử dụng áo khoát Halo và nẹp cổ áo cứng giữ cột sống cổ.
Việc điều trị gãy mỏm răng kiểu I và kiểu III đã được chứng minh là có hiệu quả theo phương pháp điều trị bảo tồn. Kết quả tích cực của điều trị bảo tồn: tỷ lệ liền xương cao hơn có liên quan đến độ ổn định cao hơn của gãy kiểu I và III khi so sánh với kiểu II. Vấn đề ở đây là gãy kiểu II lại là kiểu phổ biến nhất. Một số yếu tố đã được báo cáo là liên quan đến tỷ lệ không liền xương và tổn thương kiểu II trong điều trị bảo tồn:
Tỷ lệ vỏ xương chiếm ưu thế ở đốt trục, phân bố mạch máu nghèo nàn.
Có khoảng hở do lực kéo của dây chằng đỉnh.
Di lệch >5mm, góc hở > 10°
Trì hoãn bắt đầu điều trị > 4 ngày
Tuổi > 65
Khi cân nhắc lựa chọn phương pháp nào để điều trị, trước tiên vẫn cần lưu ý các bệnh đồng mắc để có thể dự phòng được những biến chứng có thể xảy ra. Cũng nên tầm soát chức năng thần kinh để xác định xem thực sự có tổn thương tủy sống hay không? Mặc dù bệnh lý tủy sống thứ phát như là kết quả của tính không ổn định liên quan đến sự mất kết nối trong cấu trúc, có tỷ lệ cao hơn ở người lớn tuổi. Đây là một biến chứng hiếm gặp của không liền xương, có thể mất vài năm theo dõi trước khi nó xuất hiện triệu chứng. Cũng đã có vài trường hợp được báo cáo về gãy mỏm răng kiểu III là 1 nguyên nhân của hội chứng Brow- Sequard, nhưng rất hiếm gặp.
Điều trị ngoại khoa
Các chỉ định phẫu thuật được báo cáo trong y văn là đa chấn thương, thiếu hụt chức năng thần kinh, triệu chứng không kết nối (bệnh tủy sống) và sự liền xương không ổn định. Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ về sự mất kết nối như trên thì được coi là có chỉ định phẫu thuật. Bắt cố định vít phía trước: 1 hoặc 2 vít được đưa qua góc trước dưới của “tấm cuối” - endplate C2 để cố định chỗ gãy. Các báo cáo ghi nhận rằng gãy kiểu IIB (trước trên đến sau dưới) là kiểu có hình dạng lý tưởng nhất cho kỹ thuật này. Nối C1-C2 từ phía sau: các kỹ thuật khác nhau đã được báo cáo. Kỹ thuật nối dây Gallie, cố định vít xuyên khớp Magerl C1-C2 và củ bên C1 sau Harm và vít phía ngoài C2. Béo phì và gù ngực có thể là cản trở làm cho kỹ thuật bắt vít không được chính xác.
Điều trị bảo tồn
Theo một nghiên cứu hồi cứu kéo dài 11 năm, quản lý bảo tồn đối với gãy xương kiểu II ổn định đã ghi nhận kết quả: đảm bảo chức năng lâu dài tích cực trên nhóm dân số trẻ tuổi. Người cao tuổi (>65 tuổi) ghi nhận kết quả chức năng lâu dài kém hơn với tỷ lệ không liền xương cao hơn. Có một thách thức lớn trong thực tế là quản lý điều trị bảo tồn với việc bất động từ bên ngoài là có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao ở người lớn tuổi, đặc biệt là phương pháp dùng áo khoát Halo. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu hồi cứu, các tác giả tuyên bố không biết chính xác nguyên nhân tử vong, có thể chỉ liên quan đến tuổi tác. Hơn nữa việc cố định bằng áo khoát Halo được báo cáo có tỷ lệ không liền xương từ 26-80%. Việc sử dụng nẹp cột sống cổ được coi là phương pháp điều trị được lựa chọn cho người lớn tuổi (và bệnh nhân trẻ nhưng gãy xương ổn định) sau khi đã xem xét các vấn đề liên quan đến cố định bằng áo khoát Halo và rủi ro nếu can thiệp bằng ngoại khoa.
Tỷ lệ không liền xương dao động lên tới 77% đối với cố định bằng nẹp cổ, nhưng khi đạt được sự liền xơ và không có triệu chứng thì được coi là một kết quả khả quan, lúc đó tỷ lệ liền xương tăng lên 92%.
Xem xét sự phức tạp của điều trị gãy mỏm răng kiểu II ở người cao tuổi và tỷ lệ liền xương thấp, có thể cân nhắc việc hạ thấp kỳ vọng vào kết quả từ liền xương hoàn toàn sang thành liền xơ và không gây triệu chứng.
Bằng chứng không ủng hộ bất kỳ sự đồng thuận nào về chiến lược điều trị gãy xương kiểu II, cho nên việc tiếp cận cá nhân hóa là điều cần thiết.
Quản lý vật lý trị liệu
Quản lý vật lý trị liệu với các tình trạng này được dành riêng cho quản lý phục hồi sau điều trị.
Lược dịch và tổng hợp
📅Để đặt hẹn khám bệnh, vui lòng nhắn tin tại Fanpage: Đông Y Tâm Đức https://www.facebook.com/pkdongytamduc
hoặc liên lạc sđt (zalo) 0345.223.319.
Phòng khám hẹn gặp bạn vào một ngày nắng đẹp!
Comentários