top of page

Rong kinh rong huyết khi nào cần được điều trị

Ảnh của tác giả: BS CKI. Phạm Trần Đan TâmBS CKI. Phạm Trần Đan Tâm

Đã cập nhật: 1 thg 8, 2022


Rong kinh là hiện tượng ra máu kinh theo chu kỳ, nhưng kỳ kinh kéo dài – trên 7 ngày, hoặc ra lượng máu nhiều – trên 80mL máu (kỳ kinh bình thường kéo dài 3 – 7 ngày, lượng máu mất trung bình 50 – 80mL).


Những biểu hiện như phải thức dậy giữa đêm để thay băng vệ sinh, hay phải dùng liên tục băng vệ sinh ban đêm trong suốt 2 – 3 ngày đầu hành kinh, hay phải thay băng vệ sinh mỗi 1 – 2 giờ, tất cả đều là dấu hiệu cho thấy kinh nguyệt lượng nhiều, cần được điều trị để bảo tồn chức năng sinh sản.


Rong kinh cần phân biệt với rong huyết, rong huyết là hiện tượng ra máu không theo chu kỳ, xảy ra không thường xuyên hoặc liên tục giữa các chu kỳ bình thường.

 

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Trần Đan Tâm, chuyên ngành Y học cổ truyền, hiện là BS phụ khoa Y học cổ truyền, phòng khám đông y Tâm Đức.




Nguyên nhân gây rong kinh thường liên quan đến độ tuổi


RONG KINH TUỔI DẬY THÌ

Nguyên nhân thường do rối loạn chức năng trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng (chiếm 50% các trường hợp). Trong những năm tháng bắt đầu hành kinh (1 năm – 2 năm), các cơ quan này chưa phát triển hoàn thiện, không xảy ra hiện tượng rụng trứng, nội mạc tử cung chỉ tiếp xúc với estrogen, làm phì đại và bong tróc không hoàn toàn lớp nội mạc tử cung, gây ra huyết nhiều và kéo dài . Khi các bé gái bước vào tuổi trưởng thành, các cơ quan phát triển hoàn thiện, tính chất kinh nguyệt sẽ được cải thiện.


Điều này dễ liên tưởng đến đoạn viết trong Nội kinh: “con gái 7 tuổi,thận khí thịnh, răng thay, tóc dài, 14 tuổi khí của thiên quý đến, mạch Nhâm thông, mạch Thái xung thịnh, hai mạch lưu thông, kinh nguyệt đầy dần, đúng thời kỳ ra”. Như thế cho thấy, kinh nguyệt chẳng những là do thủy của thiên quý, mà còn do khí của thiên chân (tức là chân nguyên, hay nguyên khí). Khí vận hành thì huyết vận hành, khí ngừng trệ thì huyết ngừng trệ, khí hàn thì huyết hàn, khí nhiệt thì huyết nhiệt. Nếu vì lý do gì đó mà khí không chế ước được, thiếu hụt phần dương (không có hiện tượng rụng trứng), phần âm thái quá (nội mạc tử cung chỉ tiếp xúc với estrogen), dẫn đến phần huyết không có gì giữ lại, chạy không đúng đường, gây rong kinh. Vậy điều chỉnh giữa pha âm và pha dương trong một chu kỳ kinh, sẽ giúp cải thiện tính chất kinh nguyệt.


RONG KINH PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI SINH SẢN

Có 2 nhóm nguyên nhân lớn


☑️Bất thường về mặt cấu trúc, có thể phát hiện qua hình ảnh học: polyp tử cung, bệnh tuyến cơ tử cung, u xơ tử cung, bệnh lý nội mạc tử cung tăng sản và ác tính


☑️Những nguyên nhân không liên quan đến mặt cấu trúc: bệnh lý đông máu, rối loạn phóng noãn, viêm/ nhiễm lớp nội mạc tử cung, vòng tránh thai chứa đồng…


Nhóm nguyên nhân rong kinh không phải do bất thường cấu trúc: thường liên quan đến khí mạch xung, mạch Nhâm hoặc trong trường hợp phần âm hư, phần dương kích động mạnh, hỏa bức bách làm cho huyết chạy xằng bậy, gây rong kinh.


RONG KINH PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI MÃN KINH

Thường gặp ở phụ nữ 40 – 45 tuổi, sau khi loại trừ các nguyên nhân ác tính, nguyên nhân còn lại là xuất huyết tử cung không có hiện tượng phóng noãn, do sự phì đại lớp nội mạc tử cung.


Tùy theo độ tuổi, tùy theo tính chất biểu hiện, mà nguyên nhân và điều trị rong kinh, rong huyết sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung rong kinh rong huyết kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, khiến phụ nữ kém tự tin, nhanh mệt, gia tăng chi phí sử dụng băng vệ sinh kinh nguyệt, về lâu dài dẫn đến thiếu máu, mất ngủ, kém tập trung, hay cáu gắt, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm vùng kín, ảnh hưởng chức năng sinh sản.


Vì vây, các trường hợp ra kinh lượng nhiều, hay kinh lượng ít, rỉ rả kéo dài, đều cần được thăm khám và điều trị sớm.

Để được thăm khám trực tiếp, Quý bệnh nhân vui lòng gọi HOTLINE: 0345.22.33.19 hoặc đặt lịch hẹn trực tuyến TẠI ĐÂY

39 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page