top of page

Vì sao nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?

Đã cập nhật: 5 thg 6, 2023

Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là phương pháp được khuyến khích, đem lại nhiều lợi ích lâu dài cho cả trẻ và mẹ. Trong đó, Sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng dành riêng cho lứa tuổi, cũng như các yếu tố miễn dịch, giúp trẻ chống lại được tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, sữa mẹ lại chứa ít vitamin D, vì thế nếu cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, mẹ cần cân nhắc việc bổ sung vitamin D cho trẻ.


 

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Trần Đan Tâm, chuyên ngành Y học cổ truyền, hiện là BS phụ khoa Y học cổ truyền, phòng khám đông y Tâm Đức.



1. Bú mẹ hoàn toàn là gì?


Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là phương pháp được khuyến khích trên toàn thế giới. Sau 6 tháng, cơ thể trẻ sẽ sẵn sàng tiếp nhận một loại thức ăn khác sữa mẹ, đó là lý do vì sao trẻ thường bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi

Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, cũng như các yếu tố tăng trưởng và các thành phần miễn dịch giúp bảo vệ em bé khỏi bị nhiễm trùng.




Thành phần sữa mẹ có thể thay đổi theo nhu cầu của trẻ


2. Lợi ích của sữa mẹ


Sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng dành riêng cho lứa tuổi, cũng như các yếu tố miễn dịch, giúp trẻ chống lại được tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Thành phần đạm trong sữa mẹ chủ yếu là đạm Whey, giúp trẻ dễ hấp thu, phát triển và hoàn thiện niêm mạc ruột. Các vitamin hầu như đều có trong sữa mẹ với hàm lượng khác nhau, trong đó hàm lượng vitamin D thấp, vì vậy nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, mẹ cần cân nhắc về việc bổ sung vitamin D cho trẻ


Sữa mẹ sẽ được chia ra thành các loại:

· Sữa non

Sữa non được tiết ra ngay sau sinh và kéo dài trong vài ngày sau sinh. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, càng sớm càng tốt.

Thành phần và hàm lượng sữa non rất khác so với sữa mẹ chính thức

  • Sữa non chứa ít chất béo hơn, vì vậy giúp trẻ tiêu hóa dễ hơn

  • Sữa non giàu protein, vitamin, các khoáng chất, cũng như các kháng thể từ mẹ cho trẻ, giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, viêm da dị ứng…

  • Sữa non còn có tác dụng nhuận tràng, giúp thải phân su


· Sữa trưởng thành

Hiện tượng “sữa về” xảy ra vào khoảng ngày 2 đến ngày 5 sau sinh, mẹ sẽ thường cảm thấy căng ngực, lượng sữa lúc này có thể đạt đến 500 - 700 mL/ ngày


· Sữa đầu bữa

Sữa đầu bữa là dòng sữa đầu mỗi cữ bú. Sữa đầu bữa có nhiều nước, đáp ứng nhu cầu nước của trẻ.


· Sữa cuối bữa

Khi trẻ tiếp tục bú, nồng độ chất béo trong sữa sẽ tăng dần lên. Sữa cuối bữa đặc hơn, giàu dưỡng chất và béo hơn so với sữa đầu bữa, do đó giúp cung cấp cho trẻ nhiều năng lượng hơn, giúp trẻ no lâu hơn.


Sữa đầu bữa và sữa cuối bữa đều quan trọng. Vì vậy, để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong một lần bú mẹ cần thực hiện đúng và đủ các yêu cầu về quy trình cho trẻ bú. Đặc biệt, nên cho trẻ bú hết một bầu sữa rồi mới chuyển sang bầu sữa mới. Như vậy sẽ tận dụng được toàn bộ chất dinh dưỡng có chứa trong một bầu sữa.


3. Nuôi con bằng sữa mẹ có những lợi ích gì?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Vậy, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu sẽ mang lại những lợi ích gì





3.1 Lợi ích cho em bé

  • Sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi

  • Sữa mẹ cung cấp một loạt các yếu tố bảo vệ, chẳng hạn như các yếu tố tăng trưởng và các globulin miễn dịch, giúp trẻ bú mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh như viêm tai giữa, Tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, viêm dạ dày ruột, từ đó giảm nguy cơ nhập viện cho trẻ

  • Giảm nguy cơ mắc phải Hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi (SIDS)

  • Giảm nguy cơ béo phì, đái tháo đường

  • Giảm nguy cơ hen suyễn, cũng như viêm da dị ứng

3.2. Lợi ích cho mẹ

  • Phụ nữ cho con bú sẽ giúp giảm nguy cơ đái tháo đường type 2

  • Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng

  • Giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung

  • Giảm nguy cơ Tăng huyết áp


 

Để được thăm khám trực tiếp, Quý bệnh nhân vui lòng gọi HOTLINE: 0345.22.33.19 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/pkdongytamduc


Bài viết có sử dụng Tài liệu tham khảo:

  1. Policy statement, Breastfeeding and the use of human milk, American Academy of Pediatrics, Pediatric (2022) 150 (1).

  2. Breast Feeding, Caring for kids, Canadian paediatric Society, Canada

64 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page